Kiểm tra sức khỏe tại nhà – Phát hiện sớm nguy cơ bệnh
Ngày: 19/07/2012

Theo dõi sức khỏe tại nhà có vai trò rất quan trọng giúp kiểm soát sức khỏe, ngăn chặn được những căn bệnh nguy hiểm.


kiem-tra-suc-khoe.jpg

Dưới đây là 1 số phương pháp tự kiểm gia sức khỏe tại nhà nhanh chóng, đơn giản, dễ thực hiện mời bạn đọc tham khảo.

Theo dõi hơi thở khò khè

Bệnh hen suyễn thường bị xem nhẹ, trong khi đó, việc không được chẩn đoán sớm sẽ khiến cho việc điều trị khó khăn hơn và thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Với căn bệnh này, có 2 câu hỏi rất đơn giản nhưng có thể xác định được 90% số người mắc hen suyễn: Thỉnh thoảng bạn có bị thở khò khè hay không? Bạn có từng bị khó thở khi luyện tập hay gắng sức không?

Nếu câu trả lời là có ở cả hai câu hỏi, hãy kiểm tra sức khỏe vì đây là dấu hiệu đặc trưng của bệnh hen suyễn.

Đọc lòng bàn tay

Thiếu sắt khiến cho con người ta mệt mỏi và suy giảm miễn dịch, và thú vị là bàn tay của chúng ta có thể nói lên điều đó. Sắt chính là chất khoáng mang năng lượng cho cơ thể khi hấp thu ôxy trong mỗi hơi thở và lan truyền đi khắp cơ thể.

Nếu thiếu sắt, cơ thể sẽ mệt mỏi, giảm sự tập trung, thậm chí thở dốc và nhịp tim bất thường.

Không may là tình trạng thiếu sắt khá phổ biến ở phụ nữ (ước tính tới 20% số phụ nữ có hàm lượng sắt thấp). Có một cách để kiểm tra tại nhà, cho dù màu da tự nhiên của bạn thế nào, những đám da nhạt màu bất thường trong lòng bàn tay xuất hiện ngày càng nhiều, cũng có thể thấy hiện tượng này ở lợi hay mí mắt. Đó là dấu hiệu cho thấy việc giảm lưu thông máu quanh bề mặt da do thiếu sắt.

Đo nhịp tim

Rối loạn nhịp tim là khởi đầu cho 20% số ca bị đột quỵ. Phổ biến nhất phải kể đến hiện tượng rung tâm nhĩ, thường người bệnh không có biểu hiện cụ thể nhưng khi triệu chứng xảy ra, người ta có cảm giác tim đập nhanh và không đều, và những chỉ dẫn huyết động lực bất thường như tức ngực, khó thở, mệt mỏi hay chóng mặt.

Ở những nhịp tim bất thường đó, dòng máu được bơm mạnh qua, có thể cục đông máu sẽ không bị chặn lại mà đưa thẳng lên não. Tại nhà, nếu không có máy đo huyết áp- nhịp tim, có thể dùng tay ấn vào mạch và đếm số lần đập trong vòng 1 phút.

Nhịp tim trên 90 là dấu hiệu cảnh báo, để chắc chắn hơn nghỉ ngơi và đo lại khoảng giờ sau. Nếu nhịp tim bất thường, nên đi kiểm tra để có biện pháp chẩn trị sớm.

“Phân tích” eo

Dù không thừa cân béo phì nhưng vòng eo quá khổ khiến bạn nên quan tâm xử lý. Vòng 2 phình to là dấu hiệu cho thấy lớp mỡ nội tạng dày, nó có thể bơm vào máu các axit béo, hormone gây ngon miệng và cả các hóa chất gây viêm sưng. Ở một số nước châu Âu và Mỹ, bụng phệ được dự đoán sẽ là thảm họa kể cả với những người không bị thừa cân, nhất là liên quan đến bệnh tim mạch.

Khi đo “eo”, nhớ để thước dây nằm trên đỉnh xương hông, không nhịn thở hay kéo thước quá chặt. Với nam giới, nguy cơ đái tháo đường và bệnh tim mạch tăng cao nếu vòng bụng bắt đầu đạt tới 94cm; với phụ nữ, vòng nguy hiểm sẽ là 81cm, tất nhiên, số đo càng cao hơn thì nguy cơ càng lớn.

Dấu hiệu của trầm cảm

Trầm cảm rất có hại cho tim và trí nhớ. Một khảo sát của nhóm bác sỹ thuộc Đại học Auckland, New Zealand đối với 421 cặp nam và nữ, con số đáng ngạc nhiên là có tới 97% số người hỏi có dấu hiệu bị trầm cảm.

Mặc dù việc chẩn đoán bệnh này khá phức tạp nhưng mọi người có thể tự đặt cho mình hai câu hỏi: Trong tháng qua, bạn thường cảm thấy trì trệ, mệt mỏi hay vô vọng không?

Tương tự, bạn có hay cảm thấy mất hứng thú khi làm bất cứ việc gì không? Câu trả lời là có đối với 1 hoặc cả 2 câu hỏi trên đáng để bạn gặp bác sỹ tư vấn.

Trắc nghiệm tiểu đường 2 phút

Bệnh tiểu đường nếu không kiểm soát có thể tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh tim và rút ngắn cuộc sống tới 10-15 năm. Có một trắc nghiệm nhỏ với căn bệnh này bằng cách khoanh tròn các câu trả lời và bắt đầu tính điểm.

Bạn bao nhiêu tuổi? (Dưới 40: 0 điểm, 40-49: 1 điểm, 50-59: 2 điểm, 60 tuổi trở lên: 3 điểm). Là nữ giới hay nam giới? (phụ nữ 0 điểm, nam giới 1 điểm). Tiền sử gia đình có người bị tiểu đường? (Không có: 0 điểm, có: 1 điểm). Có bị huyến áp cao hay phải dùng thuốc cho bệnh cao huyết áp? (Không: 0 điểm; có: 1điểm). Bạn có thừa cân hoặc béo phì? (Trọng lượng bình thường: 0 điểm; thừa cân: 1 điểm; béo phì: 2 điểm; cực kỳ béo phì: 3 điểm). Bạn có tập thể dục? (Không: 0 điểm, có: 1 điểm).

Nếu tổng số điểm của bạn là 4 hoặc cao hơn, có thể bạn đứng trước nguy cơ tiền tiểu đường. Nếu từ 5 điểm trở lên thì có nguy cơ cao đối với bệnh tiểu đường. Kiểm tra lượng đường huyết sẽ có kết quả chính xác nhất.

Trụ sở chính
yculeloi@gmail.com