Tất tần tật thông tin về đèn hồng ngoại
Ngày: 22/01/2024

Đèn hồng ngoại chính là vật dụng phổ biến nhất hiện nay, số lượng người sử dụng sản phẩm đèn hồng ngoại khá cao. Sản phẩm này cần sử dụng một cách hợp lý không quá lạm dụng và hơn hết trước khi sử dụng bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ về sản phẩm này. 

Tác dụng của tia hồng ngoại đến sức khỏe con người

Tia hồng ngoại có đặc tính nổi bật đó chính là bức xạ có nhiệt lượng cao, do đó tia hồng ngoại có tác dụng quan trọng nhất trong việc làm giãn những mạch máu từ đó giúp chuyển hóa và tăng lưu thông khí huyết trong long mạch nhờ vào đó mà giảm được nhiều triệu chứng đau nhứt hoặc bị viêm.

Những trường hợp được sử dụng tia hồng ngoại

22-den-hong-ngoai-2-ed06722a3e246096676c

Đèn hồng ngoại sử dụng như thế nào

Người bệnh nằm hoặc ngồi đều được, nên chọn tư thể thoải mái nhất và bộc lộ được toàn bộ phần bị bệnh.

Đặt đèn cách mặt da từ 50cm - 1m, đặt trên mặt đất hoặc mặt phẳng tránh đặt chỗ gồ ghề hay nhiều người đi lại. Khi người bệnh chuẩn bị sẵn sàng, bật công tắc đèn. Điểu chỉnh mức nhiệt bằng nút điều chỉnh của đèn, một số đèn không có nút này muốn tăng giảm độ nóng có thể thay đổi khoảng cách từ đèn đến vùng được chiếu.

Khi chiếu đèn phải chiếu thẳng góc với mặt da đến khi người bệnh cảm thấy nóng vừa là được, không nên để quá nóng có thể gây bỏng hoặc quá nguội hiệu quả điều trị sẽ giảm. Việc chiếu đèn này có thể thực hiện ở nhà, nhưng cần có người nhà chỉnh đèn giúp, không nên tự làm.

Thời gian chiếu trung bình 20 phút, một số trường hợp co cơ nhiều thời gian chiếu đèn có thể dài hơn, những trường hợp đau nhức do thoái hóa chỉ nên chiếu 10 - 15 phút để tránh dòn xương. Mỗi ngày có thể chiếu từ 1 – 3 lần.

Khi hết giờ thì tắt đèn để vào vị trí an toàn, kiểm tra lại vùng điều trị bằng cách hỏi người bệnh không nóng rát và quan sát vùng da thấy đỏ đều là được.

Những lưu ý cần thiết khi sử dụng đèn hồng ngoại

Một số trường hợp không nên sử dụng đèn hồng ngoại như: Vết thương chảy máu, viêm cấp tính nóng nhiều, viêm có mủ, vùng da mất cảm giác, vùng da bị sẹo lồi...

Những nguy cơ có thể gặp phải khi sử dụng đèn hồng ngoại:

  • Bỏng do khoảng cách quá gần hoặc chỉnh nhiệt quá lớn, thời gian quá lâu nổ vỡ bóng đèn. Chú ý cần tránh va, chạm vào bóng đèn khi đang nóng, tránh để nước lạnh bắn vào bóng đèn khi đang hoạt động vì dễ nỗ, vỡ bóng.
  • Những bệnh nhân thoái hóa, loãng xương chú ý không nên chiếu đèn quá lâu để tránh bị dòn xương.
  • Khi chiếu đèn vùng mặt cần phải che mắt cẩn thận.

Đèn hồng ngoại được coi là một trong các phương pháp vật lý trị liệu bằng nhiệt tốt nhất và dễ áp dụng. Người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng các kiến thức trên trong điều trị bệnh tại nhà. Các triệu chứng bệnh sẽ cải thiện đáng kể nếu áp dụng đúng cách. Tuy nhiên, những trường hợp nặng, đau lâu ngày tái đi tái lại, người bệnh không nên chủ quan chỉ điều trị tại nhà mà nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn điều trị.

Trụ sở chính
yculeloi@gmail.com