Thời điểm tốt nhất để kiểm tra mức đường huyết?
Ngày: 04/09/2012

- Không có một khoảng thời gian chính xác nào để đo đường huyết vì nó còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác nhau ví như kế hoạch điều trị bệnh tiểu đường của bạn, loại tiểu đường mà bạn đang mắc phải và cách bạn khống chế hàm lượng đường trong máu như thế nào.

___CDATA_Th_i__i_m_t_t_nh_t___-4276b9c12

- Nếu bạn sử dụng insulin khi điều trị (cho cả tiểu đường tuyp 1 và tiểu đường tuyp 2) thì bác sĩ của bạn thường sẽ yêu cầu bạn làm xét nghiệm mức đường huyết từ 3 – 10 lần mỗi ngày trước và sau khi ăn hoặc trước và sau khi tập luyện, hoặc cũng có thể trước và sau khi đi ngủ vào buổi tối.
- Nếu bạn được chỉ định điều trị tiểu đường tuyp 2 bằng các loại thuốc hoặc thực hiện các chế độ ăn uống tập luyện thì có thể việc kiểm tra mức đường huyết trong cơ thể bạn phải diễn ra thường xuyên hơn.
- Kết quả mức đường huyết trong máu sẽ là khác nhau nếu được tiến hành đo và thử nghiệm vào những khoảng thời gian khác nhau trong ngày. Thường thì mức đường huyết sẽ ở mức thấp nhất khi bạn mới thức giấc vì khi đó cơ thể bạn vừa trải qua một giấc ngủ dài sau từ 8 – 10 tiếng đồng hồ với chiếc bụng rỗng.
- Vào những thời điểm khác trong ngày ví như khi bạn vừa mới dùng bữa thì mức đường huyết trong cơ thể sẽ tăng lên. Dựa vào đó mức đường huyết chuẩn trong cơ thể được quy định như sau dựa trên cơ sở những thời điểm khác nhau.
- Khi mới thức giấc: Mức đường huyết nên dao động từ 90 – 130 mg/dL (khoảng 5 – 7 mmol/L).
- Trước khi ăn: Mức đường huyết nên ở mức 70 – 130 mg/dL (khoảng 4 – 7 mmol/L).
- Khoảng 1 và 2 giờ sau bữa ăn: Mức đường huyết dưới 180mg/dL (khoảng 10mmol/L).
- Trước lúc đi ngủ: Mức đường huyết từ 110 – 150mg/dl.
Chú ý: 1 mol tương đương 1,8mg.
- Cả hai rắc rối hạ đường huyết và tăng đường huyết (dưới mức 70 và trên mức 150) đều nguy hiểm cần được phát hiện sớm và tuân theo chỉ định của bác sĩ điều trị để có thể kiểm soát tốt được bệnh tật.
Cách đo đường huyết bằng máy khá đơn giản, bạn có thể thực hiện theo những thao tác sau đây:
- Bước 1: gắn kim vào bút phóng, đậy nắp bút phóng lại.
- Bước 2: gắn que thử vào máy, để ở chế độ sẵn sàng (khi thấy biểu tượng giọt máu hiện lên trên thân máy).
- Bước 3: sát trùng chỗ chích máu, thường là mặt bên của đầu ngón áp út ở tay không thuận. Đặt sát miệng bút phóng vào chỗ da đã sát trùng rồi bấm nút cho kim tự phóng ra đâm xuyên qua da và tự thu về trong thời gian rất ngắn.
- Bước 4: để máu tự chảy và hứng que thử đã gắn sẵn trong máy vào, chỉ cần một giọt là đủ, chờ máy đọc kết quả. Đặt gòn đè lên vết thương để cầm máu.
Lưu ý: Trước khi làm xét nghiệm bạn cần lưu ý đến vấn đề vệ sinh nơi trích máu trước và sau khi thử. Hãy thực hiện những thao tác đơn giản như rửa sạch tay với nước ấm và xà bông rồi lau cho thật khô trước khi làm xét nghiệm.
- Chỉ cần còn một chút thức ăn, đường, nước dính trên ngón tay là kết quả đã sai đi. Mỗi máy có chỉ dẫn nơi chích máu riêng, vì thế cần chích kim ở nơi mà máy chỉ định.
Trụ sở chính
yculeloi@gmail.com