Suy giảm tĩnh mạch
Ngày: 10/06/2015

Suy van tĩnh mạch là gì?

 


Phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch hiện nay :

Bệnh tĩnh mạch không phải luôn được chữa lành. Đáng tiếc là các van tĩnh mạch bị tổn thương và các tĩnh mạch bị dãn không thể trở về tình trạng bình thường như trước đó. Hai phương pháp điều trị có hiệu quả là điều trị xâm lấn, và điều trị bảo tồn. Trong đó, điều trị bảo tồn là nhằm làm cải thiện tình trạng bệnh bằng áp lực, tập thể dục và dùng thuốc.voykhoa.jpg

Điều trị bằng áp lực là nền của phương pháp điều trị bảo tồn. Trong vài trường hợp, cần phải băng ép khi mới bắt đầu điều trị để làm giảm phù chân. Cả hai phương pháp băng ép và mang vớ y khoa đều hỗ trợ chân và làm giảm đường kính tĩnh mạch, giúp các van tĩnh mạch khép kín trở lại, do đó phục hồi tác dụng của van “một chiều”, tức là ngăn chặn máu chảy xuống phần thấp của chân. Vớ y khoa được dùng sau điều trị băng ép, hoặc dùng từ đầu để bó chân lại.

MANG VỚ Y KHOA

Vớ y khoa có tác dụng phòng ngừa việc hình thành mới các tĩnh mạch dãn và giữ cho bệnh tĩnh mạch hiện có không tiến triển thêm. Nếu bệnh tĩnh mạch không được điều trị, nó có thể tiến triển xấu hơn và trở nên mạn tính. Đó là lý do tại sao mang vớ y khoa là đặc biệt quan trọng để phòng ngừa tiến triển xấu hơn cũng như các biến chứng của bệnh tĩnh mạch.

Chất lượng vớ y khoa quyết định chất lượng điều trị Suy tĩnh mạch. Một vớ y khoa tốt phải đảm bảo đủ lực ép điều trị và sự giảm dần áp lực phải giảm đều, từ cổ chân lên đùi. Nếu không đảm bảo hai tiêu chí này, thì mang vớ sẽ làm nặng thêm tình trạng suy tĩnh mạch do làm cản trở lưu thông máu. Lực ép điều trị là lực ép đảm bảo đủ mạnh trong điều kiện đi đứng sinh hoạt bình thường, và đủ bền ít nhất 6 tháng trong điều kiện giặt giũ hàng ngày. Sự giảm dần áp lực (còn gọi là độ dốc áp lực) có được nhờ kỹ thuật dệt tiên tiến do chính các nước châu Âu và Mỹ sản xuất tại chỗ ("made in"). Việc sản xuất vớ y khoa tại các nước khác (như Trung Quốc chẳng hạn) sẽ không được các nước Âu Mỹ chuyển giao hoàn toàn, mà chất lượng kém đi rất nhiều, dẫn tới độ bền giảm, và hiệu quả điều trị không cao (vớ mau dãn chỉ sau một vài tháng).

Do đó, cần phân biệt khái niệm "made in""made by". Made in = sản xuất tại nước đó, trong khi Made by = công ty của nước đó sở hữu thương hiệu đó, nhưng sản xuất tại nước khác, thường là kém hơn. Một sản phẩm mà không ghi rõ xuất xứ hàng hóa ("made in" tại nước nào) thì không đáng tin cậy, nhất là các sản phẩm y tế công nghệ cao.

BƠM HƠI CÁCH QUÃNG

Đây là phương pháp dùng bơm máy bơm hơi vào các túi khí bao bọc bắp chân, cũng dựa vào nguyên lý dùng áp lực gián tiếp bên ngoài ép vào tĩnh mạch. Các bơm này sẽ bơm không liên tục mà bơm cách quãng, bắt chước nhịp bước của chân. Khi hơi được bơm lên, các túi khí ép vào tĩnh bắp chân và do đó ép vào tĩnh mạch tạo một nhát bơm máu về tim. Phương pháp này chỉ dùng trong bệnh viện và không thể bảo vệ tĩnh mạch suốt ngày được do máy bơm cồng kềnh và khó sử dụng.

18 lời khuyên cho bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch:

 

Vận động bắp chân cùng với mang vớ y khoa là hai phương pháp quyết định sự thành công của điều trị suy tĩnh mạch. Khi bắp chân vận động sẽ nở ra từng đợt theo nhịp bước của chân và ép vào tĩnh mạch tạo ra một nhát bơm máu về tim. Cần hiểu rõ vận động như thế nào là có lợi nhất cho tĩnh mạch. Khi không có điều kiện chơi thể thao, có thể tập tại chỗ một trong 4 bài tập trong mục "Vài động tác tập luyện tại chỗ", tùy theo điều kiện làm việc của mình.

lk 1

1. Ăn đủ chất xơ, tránh bị táo bón.

Đảm bảo khẩu phần ăn hằng ngày có đủ chất xơ như trái cây, rau quả tươi, ngũ cốc, rau củ, ... để tránh bị táo bón.

lk 2

2. Đảm bảo nhu cầu 2 lít nước / ngày.

Nhu cầu nước mỗi ngày cho cơ thể một người lớn là 2 lít nước (bao gồm: nước uống và cả những thức ăn hoặc thức uống có nước), đặc biệt khi thời tiết nóng.

lk 3

3. Nên mang giày đế mềm, gót thấp. Không nên mang giày cao gót.

Nên bước đi tự nhiên bằng cả bàn chân.

lk 4

4. Không nên mặc quần áo quá chật (bó sát quá).

Không nên mặc những loại quần áo chật, đặc biệt là bó sát ở vùng chậu và hông. Quần áo bó chật làm cản trở máu lưu thông.

lk 5

5. Nên vận động nhiều, đi bộ hàng ngày.

Đi cầu thang bộ thay vì dùng thang máy.

Có nhiều cơ hội để tập tĩnh mạch: ở cao ốc văn phòng, ở các trung tâm mua sắm, ở chung cư ... Nên dùng thang bộ vì sức khỏe tĩnh mạch của bạn.

lk%206.jpg

6. Ngồi đúng tư thế, tránh đè ép lên mặt dưới đùi.

Không ngồi đong đưa chân, nên ngồi tư thế chắc chắn: chân chạm đất, để mặt dưới đùi vừa chạm ghế hoặc hổng trên mặt ghế, sao cho mặt ghế không tỳ lên mặt dưới đùi vì sẽ làm cản trở lưu thông máu tĩnh mạch chạy dọc mặt sau đùi.

lk 7

7. Nếu công việc của bạn buộc phải đứng liên tục thì nên thay đổi tư thế thường xuyên.

Bạn có thể chạy tại chỗ mà vẫn làm việc được, nó sẽ giúp làm giảm tải lên hệ thống tĩnh mạch của bạn.

lk 8

8. Tránh mang vác nặng.

Xách nặng (ví dụ như đi chợ, mua sắm) sẽ làm cho máu dồn xuống chân nhiều hơn và làm cho tĩnh mạch càng bị quá tải. Cố gắng tránh xách nặng, hãy để tất cả lên xe đẩy.

lk 9

9. Nên xoay tròn bàn chân trên gót chân

Xoay từ trái qua phải, và ngược lại.

lk 10

10. Nên nhón gót khi phải ngồi lâu. Lặp lại nhiều lần.

Tập nhón gót - đứng cùng lúc cả hai bàn chân lên đầu các ngón chân, lặp lại nhiều lần.

lk 11

11. Hoặc nhịp chân khi phải ngồi lâu. Lặp lại nhiều lần.

Nhấc mũi bàn chân lên xuống giống như động tác nhịp chân. Cố gắng nâng bàn chân lên tối đa cho đến khi không thể nhấc lên được nữa. Lặp lại nhiều lần.

lk%2012.jpg

12. Hoặc đá chân co duỗi hai chân xen kẽ khi ngồi lâu.

Co và duỗi nhẹ hai chân xen kẽ nhau (đá chân trước sau xen kẽ), kết hợp nhón gót (lúc co chân lại) và nhấc bàn chân (lúc duỗi chân ra).

lk 13

13. Nên tập những môn thể thao có động tác nhịp nhàng và nhẹ nhàng.

Ví dụ như: đi bộ, chạy bộ, khiêu vũ, bơi lội, đạp xe, ...

lk%2014.jpg

14. Không nên chơi những môn thể thao cử động nhanh, mạnh và chuyển hướng đột ngột gây chấn động lên hệ tĩnh mạch chân.

Ví dụ như: các môn thể thao nặng (cử tạ, tập thể hình, chạy tốc độ, nhảy cao, nhảy xa, ...), các môn có đối đầu căng thẳng (tennis, cầu lông, ...), những môn chơi với bóng (bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền, ...).

lk 15

15. Kê chân cao khi ngủ.

Thư dãn nghỉ ngơi và ngủ: nên kê chân cao hơn tim khoảng 15 cm.

lk 16

16. Sau khi tắm xong nên xối chân lại bằng nước lạnh.

Nước lạnh sẽ làm co thắt tĩnh mạch, giúp cho sự vận chuyển máu hồi lưu về tim dễ dàng hơn.

Tránh tắm nước nóng.

lk 17

17. Sau khi tắm hơi, tắm bồn nên xối chân lại bằng nước lạnh.

Tắm hơi và ngồi ngâm mình trong nước nóng (Jacuzzi) cũng được, nhưng sau đó bạn phải nhớ xối chân lại bằng nước lạnh và nằm gác chân cao.

lk 18

18. Không nên phơi nắng nhiều, nắng nóng có hại cho tĩnh mạch của bạn.

Chúng ta thường thích tắm nắng. Nhưng nắng nóng có hại cho tĩnh mạch của bạn. Bạn nên chọn nơi có bóng mát, và nếu có điều kiện bạn nên đi dạo trên bờ biển bằng cách lội chân trần trong nước biển lạnh.

Nên mang vớ y khoa trong lúc vận động (trừ bơi lội) để có kết quả bơm máu tốt nhất. Khi đã suy tĩnh mạch, nếu không mang vớ lúc vận động thì sẽ bị đau nhiều hơn do máu ứ đọng nhiều hơn khi vận động, khiến không thể tiếp tục tập luyện. Mang vớ y khoa sẽ giúp giải quyết tình trạng này, nhờ máu không còn ứ đọng khi vận động. Đây là lý do tại sao mang vớ khi đi bộ thì không còn thấy đau chân nữa.

Trụ sở chính
yculeloi@gmail.com