HOTLINE

0913 709 560

Video nổi bật

Tin tức y tế

Đột quỵ và yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ

Đột quỵ và yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ



Đột quỵ còn được gọi là tai biến mạch máu não. Đây là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cấp máu não bị gián đoạn hoặc suy giảm đáng kể, khiến não bộ bị thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng để nuôi các tế bào. Trong vòng vài phút, nếu không được cung cấp đủ máu, các tế bào não sẽ bắt đầu chết.
Vậy bạn đã bao giờ tự hỏi đâu là thủ phạm làm tăng nguy cơ đột quỵ?
Sự thật là lối sống có thể ảnh hưởng đến khả năng bị đột quỵ. Tin tốt là các thói quen tốt có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ. Vì thế nên thay đổi không bao giờ là muộn.

Một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Nutrients đã xem xét mối liên hệ giữa thời gian ăn tối và nguy cơ bị đột quỵ, báo The Sun đưa tin.
Những người tham gia nghiên cứu được chia thành ba nhóm - nhóm ăn tối sớm (trước 8 giờ tối), nhóm ăn tối giờ giấc thất thường và nhóm ăn tối muộn (sau 8 giờ tối).

Kết quả cho thấy những người ăn tối giờ giấc thất thường có nguy cơ tử vong do đột quỵ chảy máu não cao hơn. (Đột quỵ chảy máu não xảy ra khi một mạch máu bên trong hộp sọ vỡ ra và chảy máu vào não).

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng béo phì cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS), người trên 55 tuổi có nhiều khả năng bị đột quỵ hơn. Nhưng tại Anh, cứ bốn người bị đột quỵ thì có một người dưới 55 tuổi, vì vậy điều quan trọng là bạn phải biết các dấu hiệu nhận biết đột quỵ ngay cả khi còn trẻ.

Dấu hiệu đột quỵ
Quy tắc FAST ( viết tắt của Face, Arms, Speech, Time) -là cách dễ nhất để ghi nhớ các dấu hiệu phổ biến nhất của đột quỵ:

F = Face: Nếu một người có nửa khuôn mặt bị xệ xuống hoặc tê liệt thì hãy yêu cầu họ mỉm cười, nếu nụ cười không đồng đều thì bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ cho họ.
A = Arms: Nếu một người có cánh tay bị yếu hoặc tê thì bạn nên yêu cầu người đó nâng cả hai cánh tay lên. Nếu một cánh tay bị rơi xuống thì họ có thể cần được trợ giúp.
S = Speech: Nếu một người bị nói nhịu, nói ngọng bất thường thì đây có thể là dấu hiệu của đột quỵ.
T = Thời gian: Nếu một người có các dấu hiệu trên thì bạn cần gọi cấp cứu ngay lập tức

Ngoài các dấu hiệu phổ biến trên, có những dấu hiệu khác bạn cần cảnh giác:
- Yếu hoặc tê đột ngột ở một bên cơ thể, bao gồm cả chân, tay.
- Không thể nói thành câu rõ ràng, khó khăn khi tìm từ để diễn đạt.
- Nhìn mờ đột ngột hoặc mất thị lực ở một hoặc cả hai mắt.
- Mất trí nhớ đột ngột hoặc lú lẫn, chóng mặt hoặc ngã đột ngột.
- Đau đầu đột ngột, dữ dội.

Gọi cấp cứu sớm là rất quan trọng vì đột quỵ có thể gây ra những ảnh hưởng kéo dài nếu không được điều trị kịp thời.

5 yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ, theo CDC Mỹ theo khuyến cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ
1. Chế độ ăn không lành mạnh
Chế độ ăn giàu chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và cholesterol  Ngoài ra, bổ sung quá nhiều muối (natri) trong chế độ ăn cũng có thể làm tăng huyết áp.

2. Thiếu hoạt động thể chất
Thiếu hoạt động thể chất có khả năng dẫn đến các bệnh có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ. Những bệnh này bao gồm béo phì, huyết áp cao, cholesterol cao và tiểu đường. Hoạt động thể chất thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ.
3. Béo phì
Béo phì có liên quan đến tăng mức cholesterol "xấu", tăng mức chất béo trung tính (triglyceride) và giảm cholesterol "tốt". Béo phì cũng có thể dẫn đến huyết áp cao và tiểu đường.
4. Uống quá nhiều rượu
Uống quá nhiều rượu có thể làm tăng huyết áp và tăng nguy cơ đột quỵ. Thói quen này cũng làm tăng mức độ chất béo trung tính (triglyceride) - một dạng chất béo trong máu có thể làm cứng động mạch.
- Phụ nữ không nên uống nhiều hơn một ly rượu mỗi ngày.
- Nam giới không nên uống nhiều hơn hai ly rượu mỗi ngày.
5. Hút thuốc
Hút thuốc lá có thể tàn phá trái tim và mạch máu.
Chất nicotine trong thuốc lá làm tăng huyết áp và carbon monoxide từ khói thuốc làm giảm lượng oxy mà máu có thể vận chuyển. Ngay cả khi bạn không hút thuốc, hít khói thuốc của người khác cũng có thể khiến bạn dễ bị đột quỵ hơn.

 Phòng ngừa đột quỵ
1. Lối sống lành mạnh

- Chọn thực phẩm và đồ uống lành mạnh
+ Các bữa ăn lành mạnh có thể giúp bạn phòng ngừa đột quỵ. Hãy ăn nhiều trái cây tươi và rau quả.
+ Ăn thực phẩm ít chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, cholesterol và ăn thực phẩm nhiều chất xơ có thể giúp ngăn ngừa cholesterol cao. Hạn chế muối (natri) trong chế độ ăn cũng có thể làm giảm huyết áp. Cholesterol cao và huyết áp cao làm tăng khả năng bị đột quỵ.- Giữ cân nặng hợp lý
Thừa cân hoặc béo phì làm tăng nguy cơ đột quỵ. Để xác định xem cân nặng của bạn có nằm trong ngưỡng khỏe mạnh hay không qua chỉ số khối cơ thể (BMI), được tính bằng cân nặng (kg) chia cho bình phương của chiều cao (mét).

- Hoạt động thể chất thường xuyên. Đối với người trưởng thành 2 giờ 30 phút hoạt động thể chất cường độ vừa phải mỗi tuần. Trẻ em và thanh thiếu niên nên hoạt động thể chất 1 giờ mỗi ngày.
- Đừng hút thuốc
Hút thuốc lá làm tăng đáng kể nguy cơ đột quỵ.
- Hạn chế rượu bia
 Nam giới không nên uống quá hai ly rượu mỗi ngày và phụ nữ không nên uống nhiều hơn một ly mỗi ngày.

2. Kiểm soát bệnh nền (nếu có)
- Bạn nên kiểm tra cholesterol của mình ít nhất 5 năm một lần. Nói chuyện với bác sĩ về xét nghiệm máu đơn giản này. Nếu bạn có cholesterol cao, việc uống thuốc và thay đổi lối sống có thể giúp giảm nguy cơ đột quỵ.

- Huyết áp cao thường không có triệu chứng, vì vậy hãy nhớ kiểm tra huyết áp một cách thường xuyên. Bạn có thể kiểm tra huyết áp của mình tại nhà, bằng mấy đo huyết áp điện tử thông thường hoặc mấy đo huyết áp có chức năng cảnh báo nguy cơ đột quỵ .

c1421783d130ebb50133ef957913e849.jpg
-  Nếu bạn bị tiểu đường, hãy kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên bằng máy đo đường huyết tại nhà Bạn nên thay đổi lối sống, chẳng hạn như hoạt động thể chất nhiều hơn hoặc chọn thực phẩm lành mạnh hơn, . Những hành động này sẽ giúp giữ cho lượng đường trong máu của bạn được kiểm soát tốt và giúp giảm nguy cơ đột quỵ.

- Điều trị  bệnh tim, chẳng hạn như bệnh mạch vành hoặc rung nhĩ (nhịp tim không đều), Chăm sóc các vấn đề về tim có thể giúp ngăn ngừa đột quỵ.

- Uống thuốc đầy đủ
Không bao giờ ngừng dùng thuốc mà không nói chuyện trước với bác sĩ hoặc dược sĩ.

http://www.dungcuyteleloi.com/

https://www.facebook.com/dungcuyteleloi/

Bài đăng khác

Sản phẩm bán chạy

Máy Trợ Thính Kỹ Thuật Số Treo Vành Tai Rionet HB-D8L

• Xuất xứ: Chính hãng Rionet Nhật Bản. • Made in Japan • Model: D8L - Âm thanh kỹ thuật số • Loại máy: Máy không dây, âm thanh kỹ thuật số đặc biệt êm ái, rõ ràng. • Bảo hành: Chính hãng Rionet 12 tháng.

6,600,000đ

Chi tiết Đặt hàng

Máy Đo Huyết Áp Bắp Tay PIC Cardio AFIB - Cảnh Báo Đột Qụy Sớm

Máy đo huyết áp bắp tay tự động Thương hiệu: PIC Solution Mã sản phẩm: Cardio AFIB Xuất xứ: Italia Bảo hành: 5 năm

2,200,000đ

Chi tiết Đặt hàng

Máy Đo Đường Huyết PIC Gluco Test - 99GC30

Thương hiệu: PIC Solution Mã sản phẩm: PICglucotest Xuất xứ: Italia Bảo hành: Trọn đời

1,400,000đ

Chi tiết Đặt hàng

Máy Trợ Thính RIONET Kỹ Thuật Số HM-06

Xuất xứ: Nhật Bản Hãng Sản Xuất: Rionet Model: HM-06 Máy nhỏ gọn, sắc nét, nhỏ gọn hình thức đẹp. Phù hợp với người có điều kiện kinh tế tốt và người trẻ tuổi hầu như không gây trở ngại, mất thẩm mỹ trong giao tiếp hàng ngày.

4,900,000đ

3,700,000đ

Chi tiết Đặt hàng

Xe đạp điện trợ lực Yamaha PAS. Model 2014

Dụng Cụ Y Tế Lê Lợi giới thiệu đến Quý Khách sản phẩm Xe Đạp Trợ Lực Thể Dục Tim Mạch. *Xe được sản xuất tại Nhật Bản, (đã qua sử dụng) Nhằm tăng cường vận động sức khoẻ giúp ích tốt hơn cho người bệnh tim mạch. Xe đạp điện trợ lực là phương tiện di chuyển ở đường phố và đi dã ngoại, giảm chi phí tài chính. Với bộ điều khiển và các cảm biến điện tử cho phép ghi nhận km, thời gian đạp xe và nhịp tim mạch, kcal (năng lựơng) được hiển thị trên màn hình LCD cùng với các thông tin khác trên quãng đường đã đi.

Liên hệ

Chi tiết Đặt hàng

Thống kê truy cập

Hôm nay73

Tuần này1016

Tháng này4021

Tất cả512520

Trực tuyến3

Processing...

X
^