Ảnh hưởng của đột quỵ có thể kéo dài 10 năm
Trưởng nhóm nghiên cứu, TS Ann-Christin von Vogelsang, BV Đại học Karolinska (Stockholm) đã cùng các cộng sự tiến hành theo dõi đánh giá trên 200 bệnh nhân phải phẫu thuật sau khi bị xuất huyết dưới màng não ở độ tuổi trung bình là 61. Các ca đột quỵ này xảy ra do vỡ phình động mạch (khi một điểm yếu tại một trong những mạch máu cung cấp máu cho não bị vỡ).
10 năm sau, các bệnh nhân này được hỏi về chất lượng cuộc sống liên quan tới sức khỏe như việc di chuyển, tự chăm sóc bản thân, các hoạt động thường nhật, lo âu hoặc trầm cảm, đau hay khó chịu. Câu trả lời của họ được so sánh với những câu trả lời tương tự của những người chưa từng bị đột quỵ. Kết quả là những người sống sót sau đột quỵ gặp rắc rối nhiều hơn đáng kể trong tất cả các khía cạnh của chất lượng cuộc sống, ngoại trừ những cơn đau; chỉ có 30% số bệnh nhân tự cho rằng mình đã hoàn toàn hồi phục.
Các nhà nghiên cứu cho biết không có gì đáng ngạc nhiên khi những người bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn có những suy giảm lớn hơn về chất lượng cuộc sống và bản thân họ tự cho rằng mình không hoàn toàn hồi phục. Tương tự như vậy, những người với các điều kiện căn bản khác cũng có nhiều khó khăn đáng kể hơn dù đã 10 năm kể từ khi bị đột quỵ.
Nếu tổng thể chất lượng cuộc sống là thang điểm 100 điểm thì dân số nói chung đạt 78 điểm trong khi các bệnh nhân đột quỵ đạt 71 điểm.
Các nhà nghiên cứu nói rằng những người sống sót sau khi bị xuất huyết dưới màng não phải đối mặt với nhiều nguy cơ có chất lượng cuộc sống thấp hơn và nhiều vấn đề về sức khỏe hơn ngoài những khuyết tật về thể chất và chứng trầm cảm… do đó cần được theo dõi trong một thời gian dài kể từ khi khởi bệnh”.
Họ kết luận rằng những chương trình chăm sóc trong thời gian dài giống như những chương trình từng được áp dụng cho các bệnh nhân sống sót sau ung thư có thể theo dõi
hỗ trợ và giúp các bệnh nhân đột quỵ có những kỳ vọng dù không thực thế về sự hồi phục của họ.
Nghiên cứu này được đăng trên Tạp chí Neurosurgery số ra tháng Ba.